Từ ngày 1/4 đến ngày 20/4, thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia đồng thời với xét tuyển Đại học, cao đẳng. Việc đăng ký nguyện vọng là bước hết sức quan trọng khiến rất nhiều thí sinh băn khoăn. Thậm chí, nếu chọn sai nguyện vọng có thể ảnh hưởng tới việc học tập sau này của bạn.
Năm nay, thí sinh cũng được đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2018, cả nước có 925.961 thí sinh đăng ký dự thi THPT và 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học. Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển năm 2018 là 2.750.444. Như vậy, tính trung bình, mỗi thí sinh đăng ký gần 4 nguyện vọng xét tuyển.
Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc khi sắp xếp thử tự nguyện vọng. Bởi theo quy chế, khi thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động ngưng xét tuyển các nguyện vọng còn lại, tức là các nguyện vọng 2,3,4... sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm đầu vào của trường đó.
Ví dụ:
Thí sinh NGUYỄN THỊ LINH đạt 22 điểm kỳ thi THPT quốc gia 2019. LINH đăng ký nguyện vọng theo thứ tự sau:
Dù có điểm cao hơn điểm trúng tuyển của tất cả các trường trên nhưng NGUYỄN THỊ LINH vẫn chỉ được chọn Ngành Quản trị kinh doanh của trường A.
Xem thêm: Cách xét nguyện vọng, hướng dẫn chọn nguyện vọng đại học dễ đỗ |
Nhiều thí sinh chỉ tham khảo điểm chuẩn của năm 2018 mà bỏ qua điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) của các năm trước nên không có được cái nhìn toàn diện về ngành lựa chọn. Điểm chuẩn vào một ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ khó của đề thi, độ hot của ngành, số lượng thí sinh đăng ký... Vì thế, thí sinh nên dành thời gian để so sánh điểm chuẩn của ngành đó trong 3-4 năm liên tiếp. Từ đó, bạn sẽ "khoanh vùng" được mức điểm trung bình của ngành đó.
Dựa vào sức học cũng như điểm thi thử THPT quốc gia vừa qua, thí sinh có thể sắp xếp thứ tự nguyện vọng một cách thông minh.
Ví dụ:
Lưu ý rằng thí sinh nên có ít nhất 1 nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.
Xem thêm: Khái niệm điểm sàn, điểm xét tuyển, điểm chuẩn thí sinh cần biết |
Nhiều trường Đại học yêu cầu thí sinh phải sơ tuyển. Ví dụ những trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Đại học Luật TP.HCM, các trường quân đội - công an... bắt buộc thí sinh phải tham gia kỳ thi sơ tuyển do trường tổ chức. Hình thức sơ tuyển do trường tự quy định nên các bạn cần thường xuyên theo dõi tại website, fanpage chính thức của trường để nắm được thông tin.
Xem thêm: |
Ngoài phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi THPT quốc gia với những nguyện vọng đã đăng ký, đa số các trường đại học đều có nhiều phương thức xét tuyển khác như xét kết quả học tập THPT (xét học bạ), xét dựa trên điểm thi năng lực của ĐH quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng... Các phương thức này đều độc lập và không ảnh hưởng đến nhau. Thí sinh có thể chọn một, hai trong ba hoặc chọn tất cả các phương thức. Tuy nhiên, điều kiện mỗi phương thức lại do trường quyết định.
Ví dụ:
Năm 2019, trường Đại học Ngoại thương dự kiến dùng 4 phương thức xét tuyển là: tuyển thẳng; sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2019; kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 và phương thức mới là kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả học tập 3 năm THPT.
Trong đó phương thức xét học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế yêu cầu:
Như vậy, thí sinh có nguyện vọng vào ĐH Ngoại thương có thể xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia. Không sử dụng kết quả này thì có thể tham gia xét tuyển thẳng, học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế nếu đủ điều kiện.
Xem thêm: 3 phương thức xét tuyển đại học quan trọng năm 2019 |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.