Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn sẽ có câu hỏi yêu cầu thí sinh viết một bài nghị luận xã hội khoảng 200 chữ. Đề tài cho câu hỏi này rất rộng thường là về một tư tưởng, đao lý hoặc về một hiện tượng nổi cộm trong đời sống xã hội. Dưới đây, Tuyển sinh số xin gửi tới bạn cách làm bài nghị luận xã hội về một hiên tượng đời sống để tham khảo.
Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập tới những hiện tượng, vấn đề đáng chú ý, có sự tác động đến xã hội như bạo hành học đường, tai nạn giao thông, sự vô cảm, tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, những tấm gương tốt...
- Giới thiệu về sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết để triển khai ở thân bài
Ví dụ: Bàn về vấn nạn bạo hành học đường hiện nay
=> Thí sinh có thể mở bài: Trường học là nơi giáo dục nhân cách con người, là nơi để trao đổi học hỏi từ thầy cô và bạn bè. Thế nhưng thật đáng buồn khi môi trường ấy lại đang bị tha hóa bởi bạo lực học đường. Đây không phải vấn nạn mới nhưng ngày càng trở nên nổi cộm và khiến nhà trường, phụ huynh cũng như chính học sinh e ngại.
* Với những hiện tượng đời sống có tác động tốt, thí sinh có thể tham khảo cách mở bài: Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia... Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (nêu hiện tượng đó ra). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
1/ Giải thích hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Giải thích khái niệm và bản chất của hiện tượng (Ví dụ: Thế nào là bạo lực học đường, là bệnh thành tích...)
- Mô tả được hiện tượng (hiện trạng, thực trạng hiện nay. Bạn có thể lấy cái ví dụ thực thế trong xã hội. Chẳng hạn vấn nạn bạo lực học đường rất nổi cộm trong năm qua với nhiều sự việc bị đưa lên báo chí, tivi. Thí sinh có thể lấy 1-2 sự việc này để làm nổi bật thực trang hiện tượng).
Lưu ý: Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện
2/ Bàn luận về hiện tượng đời sống
- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lý giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy,
- Bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán
- Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
3/ Rút ra bài học và hành động trong cuộc sống
Phàn này, bạn liên hệ tới bản thân để rút ra bài học, hành động
Ví dụ: Bàn về sự đồng cảm với nhiều tấm gương tốt trong đời sống, thí sinh có thể liên hệ bản thân là phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, mà phải hành động thực tế, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn...
- Đánh giá chung lại hiện tượng
- Phải giữ lập trường, quan điểm vững vàng trong suốt quá trình viết
- Đề bài yêu cầu 200 chữ nhưng không nhất thiết bỏ buộc đúng 200 chữ hoặc ít hơn. Thí sinh có thể viết khoảng 240-250 chữ
- Thường xuyên đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình để có thêm vốn hiểu biết
Xem thêm: |
Suz
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.