Khi kỳ thi THPT quốc gia 2019 đang đến gần cũng là lúc thí sinh càng cảm thấy áp lực, mệt mỏi với chuỗi ngày ôn thi dài dằng dặc. Rất nhiều bạn không làm chủ được tâm lý dẫn đến căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới cả lúc đi thi.
Triệu chứng của việc tâm lý căng thẳng:
- Hay quên
- Khó ngủ, mất ngủ
- Tim đập nhanh
- Chán ăn
- Lười hoạt động
- Luôn thấy mệt mỏi, uể oải
- Hay lo lắng, bồn chồn, dễ cáu gắt
- Nhức đầu, đau đầu
- Hoa mắt, chóng mặt
- Thị giác mờ
Cách để giảm áp lực thi cử
- Suy nghĩ theo hướng tích cực: Đến thời điểm gần đi thi, các bạn thường nghĩ mọi chuyện theo hướng tiêu cực như: Không đỗ đại học thì phải làm sao? Không đạt điểm cao thì ra sao? Nếu không làm được bài thì phải làm sao bây giờ?... Những suy nghĩ này chỉ khiến các bạn thêm stress mà thôi. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ tích cực hơn, liên tưởng ra những viễn cảnh tốt đẹp hơn như : Đỗ Đại học bố mẹ sẽ thưởng gì?, Lên Đại học mình sẽ làm gì? Đỗ Đại học mình sẽ được gì?.... Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn phấn chấn, tự tin hơn nhiều.
- Không so sánh năng lực của mình với người khác: Sĩ tử sợ nhất là cụm từ "con người ta" bởi "con người ta" trong mắt phụ huynh luôn là những bạn học giỏi, điểm cao, làm gì cũng tốt. Việc so sánh mình với người khác chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti, nhụt chí hơn thôi.
- Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày. Ngủ có đủ thì bạn mới đủ minh mẫn để học bài tiếp. Nếu không đủ giấc, khi học sẽ rất mệt và mất tập trung.
- Ăn uống đầy đủ, hợp lý: Những ngày gần thi như này, đừng ăn vội vàng. qua loa đại khái mà hãy đối xử tốt với bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ, ăn những thứ tốt cho cơ thể, tăng sức khỏe và trí nhớ như sữa chua, bí đỏ, cá, trứng, rau...
- Thư giãn trước ngày thi: Học là rất quan trọng những bạn cũng cần thư giãn để giảm áp lực. Sĩ tử có thể rủ hội bạn đi cà phê nói chuyện, đi mua sắm cùng mẹ, xem một tập phim hay của diễn viên mình yêu thích....
Suzy