CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kinh tế gồm những chuyên ngành nào? Những ngành Kinh tế HOT nhất hiện nay

Cập nhật: 19/11/2022

Kinh tế là một ngành rộng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh tế giúp các bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc phù hợp chuyên môn trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. 

Có thể nói, các ngành kinh tế rất đa dạng và phong phú về các vị trí làm việc, không khó để người lao động có thể tìm việc làm hay bất cứ đâu với các công việc thuộc ngành nghề này. Thực tế có trên dưới 50 nhóm ngành kinh tế nổi trội và thịnh hành nhất trên thị trường tuyển dụng hiện nay như:

  • Nhóm các ngành quản trị
  • Nhóm các ngành kinh tế tài chính – ngân hàng nhà nước
  • Nhóm các ngành kế toán và kiểm toá
  • Nhóm các ngành kinh tế biển
  • Nhóm các ngành đấu thầu
  • Nhóm các ngành góp vốn đầu tư
  • Nhóm các ngành kế hoạch tăng trưởng
  • Nhóm các ngành kinh tế quốc tế
  • Nhóm các ngành luật kinh tế

TOP những ngành Kinh tế HOT nhất hiện nay

Ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng, có khá nhiều chuyên ngành sâu thuộc nhiều lĩnh vực, tùy từng trường sẽ  có khung chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh như: 

  • Quản trị kinh doanh tổng hợp: Với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị học, sinh viên còn được tiếp cận kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính...
  • Quản trị kinh doanh quốc tế: Khi học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức vững chắc về các lý thuyết về phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa; phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án; có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.
  • Marketing: Chuyên ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR…
  • Quản trị kinh doanh thương mại: chuyên ngành này cung cấp những kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại thành công, có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, có khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại có hiệu quả.

Theo học ngành Quản trị kinh doanh, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp bao gồm:

  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị
  • Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm
  • Chính sách giá
  • Nghiên cứu thị trường
  • Marketing sản phẩm
  • Truyền thông thương hiệu
  • Kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp
  • Tìm kiếm thị trường kinh doanh
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng đàm phán, thương lượng
  • Kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh,...

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, các bạn có thể tìm việc làm kinh doanh với các vị trí công việc khởi điểm sau:

  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác
  • Hoặc sau thời gian làm việc tích luỹ kinh nghiệm, bạn củng cố và nâng cao năng lực làm việc cũng như kiến thức chuyên môn, bạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý, làm công tác giảng dạy hoặc tự mở công ty để kinh doanh riêng.

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Ngành Tài chính - Ngân hàng là một ngành học khá rộng liên quan đến tất cả các dịch vụ ngân hàng, tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ với các chuyên ngành được đào tạo gồm:

  • Chuyên ngành Ngân hàng
  • Chuyên ngành Quản lý Tài chính công
  • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên ngành Thuế
  • Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm
  • Chuyên ngành Tài chính quốc tế
  • Chuyên ngành Hải quan
  • Chuyên ngành Định giá tài sản
  • Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
  • Chuyên ngành Đầu tư tài chính

Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
  • Chuyên viên tài trợ thương mại
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
  • Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
  • Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng .....

Ngành Kinh doanh thương mại

Ngành Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng... Ngành học này trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ… 

Ngành Kinh doanh thương mại hiện nay đang là một ngành rất “hot” vì đa số đầu ra đều có việc làm ổn định và là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại khi ra trường sẽ có được các kỹ năng giải quyết nhanh vấn đề về thương mại, có khả năng độc lập cao. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường cũng như thực hiện quản lý, quản trị kinh doanh tốt. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;
  • Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
  • Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa;
  • Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
  • Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics;
  • Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.
  • Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hay quản lý các hoạt động kinh danh của công ty.
  • Quản lý nhập xuất kho: Công việc cụ thể là chịu trách nhiệm quản lý quy trình xuất - nhập kho hàng,quản lý các sản phẩm tại kho, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.

Ngành Kinh tế đối ngoại

Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại hướng tới đào tạo các kiến thức chuyên sâu bao gồm:

  • Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
  • Giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế
  • Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế
  • Thanh toán quốc tế
  • Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước
  • Kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới
  • Quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

Sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sau khi ra trường sẽ có nhiều lợi thế về ngoại ngữ cùng chuyên môn vững vàng và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác để có thể dễ dàng xin được những công việc phù hợp trong lĩnh vực này như:

  • Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài;
  • Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán,vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,...đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ;
  • Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài
  • Các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế...của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)
  • Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên cả nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế...

Ngành Kinh tế quốc tế

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam…

Hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế thiếu nhân lực trầm trọng do yêu cầu kỹ năng khi tuyển dụng của ngành này khá cao. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Kinh tế quốc tế rất rộng mở với nhiều lựa chọn hấp dẫn. Học ngành Kinh tế quốc tế bạn được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khi ra trường bạn dễ dàng xin được việc làm tại các vị trí sau:

  • Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không;
  • Nhân viên xuất nhập khẩu;
  • Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu thị trường;
  • Chuyên gia marketing quốc tế;
  • Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế;
  • Chuyên gia xúc tiến thương mại;
  • Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế.

Với những vị trí việc làm trên, bạn có thể làm việc tại:

  • Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh tế quốc tế;
  • Bộ Công thương, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại;
  • Các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế;
  • Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế;
  • Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…

Xem thêm: 

Jennie

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Danh sách tổng hợp các ngành nghề hiện nay 00:43 09/11/2024 Hiện nay cơ hội nghề nghiệp ngày càng đa dạng, với nhiều ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề... Tuyển sinh 2025: Thêm một trường ĐH bỏ xét học bạ, xét tuyển cả Công nghệ và Tin học 18:32 18/12/2024 Các trường ĐH đang dần công bố phương án tuyển sinh cho năm 2025. Mới đây, trường ĐH Công nghiệp... 3 điểm mới trong phương án tuyển sinh 2025 của các trường ĐH 19:11 17/12/2024 Hiện tại, một số trường Đại học đã thông báo về phương thức tuyển sinh năm 2025. Có thể dễ dàng... 7 sai lầm khi ôn thi Đại học mà 2k7 dễ mắc phải 19:13 14/12/2024 Ôn thi ĐH sai cách có thể khiến bạn mệt mỏi và không đạt hiệu quả cao. Vì thế học sinh cần tránh... Nhìn lại hơn 20 năm thay đổi kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH ở Việt Nam 19:31 10/12/2024 Hơn 20 năm qua, việc tuyển sinh đại học có khá nhiều thay đổi, vài năm trở lại đây, rất nhiều...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật