Nghiện game là hiện tượng không hiếm gặp trong giới trẻ ngày nay. Vậy làm thế nào để cai nghiện game? Điều này có thể không khó như bạn nghĩ.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Một số dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang nghiện game:
Tất nhiên, việc nghiện game để lại nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt với học sinh, ngay cả sinh viên và thậm chí người đi làm. Khi bạn dành phần lớn thời gian vào việc chơi game, một loạt hậu quả có thể xảy ra.
1. Ba mẹ cần nói chuyện thẳng thắn trước khi con tiếp cận: Giải thích cho con rằng đó là một trò giải trí và đó không phải là cuộc sống của chúng. Làm cho con nhận thức được rằng thành công trong thế giới trò chơi là ảo và không liên quan gì đến thành công ngoài đời thực.
2. Giảm dần thời gian chơi game: Việc dừng game đột ngột có thể khiến bạn khó chịu và chống đối, nhất là những ai có thói quen chơi hàng giờ mỗi ngày. Bố mẹ nên giảm dần thời gian chơi để con mình quen dần, ban đầu hãy giảm thời lượng từ 15 – 30 phút, sau đó giảm thêm sau khoảng 1 – 2 tuần. Thời gian tốt sẽ là 1 tiếng vào mỗi ngày thường và tối đa 2 - 3 tiếng vào cuối tuần.
3. Đặt quy tắc cụ thể cho giới hạn thời gian chơi trò chơi và chắc chắn về điều đó: Hãy nói rõ cho con bạn biết cụ thể bạn cho phép chơi bao nhiêu thời gian và con bạn phải đảm bảo sẽ thực thi nghiêm chỉnh. Thỉnh thoảng cho trẻ một chút ngoại lệ nếu con có thành tích học tập tốt hoặc làm được điều gì đó tốt.
4. Biến thời gian trò chơi thành phần thưởng: Làm cho thời gian chơi trò chơi của con bạn phụ thuộc vào việc thực sự hoàn thành hoặc không đạt được mục tiêu.
5. Sử dụng các công cụ để đặt giới hạn cho thời gian trò chơi: Ví dụ cài đặt chế độ hẹn giờ ở máy tính hoặc điện thoại. Sau 1 tiếng thiết bị sẽ tự ngắt.
6. Tìm đến những điều thú vị khác để mang lại sự thích thú và thậm chí có thể kiếm được điểm thực tế - Chúng có thể bao gồm từ các hoạt động thể chất như chơi thể thao, đạp xe hoặc chạy đến ít thể chất hơn, như đọc, học chơi một nhạc cụ hoặc đi chơi với bạn bè.
7. Tham gia vào nhiều hoạt động khác, giao lưu mở rộng mối quan hệ, tham gia các câu lạc bộ, kỹ năng mềm... để hình thành lối sống tích cực, dần quên đi việc chơi game.
8. Sử dụng phương pháp trị liệu, đến gặp bác sĩ tâm lý nếu có biểu hiện của việc nghiện game nặng
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.