Không ít sinh viên thắc mắc về cách học hiệu quả để có thể ra trường và đi làm sớm. Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm học hữu ích dưới đây.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo mà người học được cấp bằng sau khi tích lũy đủ khối lượng kiến thức (số tín chỉ) theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Hiện nay, đa số các trường đại học tổ chức chương trình học theo hình thức đăng ký tín chỉ cho mỗi học kỳ. Điều này mang đến cho các bạn sinh viên nhiều cơ hội để sắp xếp lịch học cho phù hợp và đăng ký nhiều hơn số lượng môn học để nhanh chóng kết thúc chương trình học.
Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo. Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ. Theo đó, sinh viên được phép đăng ký nhiều hơn số lượng tín chỉ trung bình của một học kỳ, tuy nhiên khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn. Thông thường sinh viên có thể rút số năm học xuống còn từ 3 đến 3,5 năm (tùy trường).
Vì thế, nếu muốn kết thúc sớm chương trình ĐH bạn có thể đăng ký vượt tín chỉ trong khuôn khổ cho phép và phù hợp với thời gian, năng lực bản thân. Để tận dụng được ưu điểm của việc đăng ký tín chỉ, sinh viên cần có những kế hoạch rõ ràng.
Khi quyết định học vượt, sinh viên cần tìm hiểu tổng thể chương trình học. Việc này giúp bạn thấy được từng học kỳ phải học những gì để phân bố hợp lý. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy cô, sinh viên khóa trước về những môn học sẽ đăng ký, sau đó, xác định sức học của bản thân để chọn những môn phù hợp. Đăng ký xong, bạn lên kế hoạch học tập và quan trọng là phải quyết tâm, kiên trì thực hiện để đạt mục tiêu.
Để quyết định học vượt, sinh viên phải xác định năng lực học tập xem có phù hợp hay không. Nếu những yếu tố này không phù hợp với khả năng thì không nên mạo hiểm. Vì học quá sức sẽ bị đuối và việc học tập ngày càng trì trệ, thậm chí bỏ cuộc.
Đây là bước đau đầu nhất với những sinh viên muốn rút ngắn thời gian học ĐH. Các bạn cần hiểu rõ quy định học tập của trường mình và hỏi bí quyết từ các anh chị sinh viên giỏi các khóa trước.
Một kinh nghiệm sắp xếp môn học mà bạn có thể tham khảo như luôn chọn các môn đại cương đầu tiên, tính toán số tín chỉ của các môn này rồi lấy tổng số tín chỉ được phép học trừ đi để ra số tín chỉ còn lại. Sau đó, kiểm tra các môn chuyên ngành xem môn nào đã đủ điều kiện để học và môn nào chỉ có lớp ở học kỳ đó để đăng ký. Nếu vẫn còn dư tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký thêm môn Triết học và tiếng Anh. Các bạn phải đăng ký nhanh ngay khi trường vừa mở hệ thống đăng ký.
Sự thật là sinh viên nên cân nhắc khả năng và mục tiêu của mình để quyết định có nên học vượt hay không. Do việc học liên tục dễ khiến mệt mỏi và áp lực nên nếu thực sự cố gắng, quyết tâm và có khả năng học hiểu tốt, chịu được áp lực tốt thì có thể đăng ký học vượt. Việc học có kết quả tốt sẽ cần thiết hơn là chạy đua để lấy tấm bằng và bảng điểm không như ý muốn.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.