Trước ma trận các phương án tuyển sinh, các chuyên gia đưa ra lời khuyên giúp phụ huynh, học sinh tránh tình trạng càng đọc càng rối.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Theo thống kê sơ bộ, tính đến nay, có khoảng 13 phương thức xét tuyển vào ĐH được các trường sử dụng. Các phương thức này khác nhau từ cách tổ hợp môn thi, hình thức xét tuyển, tiêu chí phụ cho đến chỉ tiêu... khiến nhiều phụ huynh hoang mang, thí sinh cũng không khỏi bất ngờ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc có đa dạng các phương án tuyển sinh cũng là điều tích cực, có lợi cho thí sinh bởi thí sinh có thể tìm ra được phương án tốt nhất cho mình để xét tuyển.
Ông Nguyễn Thanh Chương - hiệu phó Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, bước đầu tiên các thí sinh cần làm là khoanh vùng các trường có ngành học theo nguyện vọng. Lúc này, dựa vào thông tin dữ liệu một vài năm trước đó, thí sinh sắp xếp danh sách từ cao xuống thấp để đối chiếu với năng lực của mình rồi lọc ra được các trường phù hợp hơn nữa.
Sau khi thu hẹp phạm vi ngành, trường quan tâm, thí sinh mới tìm hiểu về chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ... trong đề án tuyển sinh của trường. Thông thường, các trường sẽ dần công bố đề án tuyển sinh vào tháng 2 - tháng 3. Việc tìm kiếm rất dễ dàng, các em có thể theo dõi trực tiếp trên website trường, trên các trang báo và trang tuyển sinh uy tín như Tuyển sinh số...
Thay vì đọc tất cả các phương án của tất cả các trường khiến mình rơi vào trạng thái rối như tơ vò, thí sinh chỉ nên quan tâm tới những trường mình yêu thích, có nguyện vọng theo học và quan tâm tới các cách thức xét tuyển mà mình có đủ điều kiện. Thông thường các trường đều có 5-7 phương thức nhưng quả thực mỗi thí sinh chỉ tìm được 2-3 phương thức phù hợp nhất với mình mà thôi.
Để tránh bị rối, phụ huynh và học sinh nên đọc phương thức tuyển sinh tóm tắt trước, dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn bởi các ý đều được gạch đầu dòng. Nếu ngay lập tức bập vào đọc đề án tuyển sinh từ đầu đến cuối, chắc chắn phụ huynh và học sinh sẽ cảm thấy hoang mang và khó hiểu hơn.
Ông Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội cảnh báo với phương thức xét tuyển bằng điểm các kỳ thi, dù phải đợi đến lúc biết điểm mới tính được nhưng cần lưu ý đến các tiêu chí phụ, điều kiện liên quan đến học bạ, tránh trường hợp đủ điểm trúng tuyển nhưng sau đó bị đánh trượt do quá trình hậu kiểm, trường phát hiện không đạt điều kiện học bạ chẳng hạn. Năm 2020, Đại học Bách khoa Hà Nội có khoảng 30 thí sinh rơi vào trường hợp này.
Việc hiểu phương thức tuyển sinh không khó, quan trọng là phụ huynh, thí sinh phải bình tĩnh, tìm hiểu có chọn lọc thay vì ngồi đọc lần lượt phương thức của tất cả các trường.
Trong giai đoạn này, chuyên gia khuyên thí sinh nên tập trung ôn tập bởi dù phương thức xét tuyển nào, kiến thức và kết quả học tập THPT vẫn là nền tảng để đánh giá.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.