Ngày 27/3 tới đây, gần 85.000 thí sinh sẽ tham dự thi Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP.HCM. Để đạt điểm cao trong kỳ thi này, thí sinh cần chú ý một số điều sau.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ đánh giá 3 năng lực chín: Sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), Toán và tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Bài thi có 120 câu, làm trong 150 phút. Đánh giá tương quan giữa kết quả học ĐH và điểm thi đánh giá năng lực của thí sinh không cách xa nhau lắm.
Mức điểm chuẩn vào các ngành các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM bằng phương thức này hằng năm dao động từ 600 đến gần 1.000 điểm. Trong đó ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin ở mức tương đương 1.000 điểm; Luật, kinh tế, quản lý từ 800 - 900, còn một số ngành cơ bản hoặc chưa được thí sinh biết đến nhiều thì ở mức 700 - 800 điểm.
TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết đề thi được xây dựng trên ma trận cấu trúc thống nhất để đảm bảo sự tương đồng của các đề thi về độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy. Các bạn thí sinh có thể yên tâm mọi đề thi ở mọi đợt thi đều có độ khó tương đương nhau.
Chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi năng lực để đạt điểm cao, TS Nguyễn Quốc Chính nói: "Cách ôn luyện tốt nhất là thí sinh cần hệ thống hóa lại kiến thức bởi vì kỳ thi này đòi hỏi lượng kiến thức rất lớn. Đề thi không đòi hỏi thí sinh phải học thuộc lòng nhưng cung cấp khối kiến thức lớn và yêu cầu thí sinh phải xử lý thông tin rất nhiều.
Chính vì vậy, những thí sinh có khả năng hệ thống hóa, biết cách suy luận và tìm ra quy luật từ khối lượng kiến thức lớn sẽ có nhiều lợi thế. Do đó, lời khuyên dành cho thí sinh về cách ôn luyện tốt nhất là hệ thống hóa lại kiến thức, không nên học tủ, học lệch vào một nội dung nào cả, vì không ai biết chắc chắn nội dung nào sẽ được ra thi để học.
Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần có sự chuẩn bị tốt như đảm bảo sức khỏe tốt về cả thể chất và tinh thần cho ngày thi, hệ thống hóa kiến thức kỹ năng trước khi thi, đến phòng thi đúng nơi quy định...
Hầu hết thí sinh có điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực các năm trước đây đều là những bạn có cách tiếp cận học tập một cách khoa học, xuyên suốt và toàn diện. Bên cạnh đó, các bạn đều đi thi với tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái và tự tin.
Kỹ thuật làm bài thi phù hợp sẽ góp phần giúp nâng cao kết quả: thí sinh cần biết phân phối thời gian hợp lý cho các câu hỏi, cần có kỹ năng đọc nhanh để nắm ý tổng quát, đồng thời có kỹ năng nhận định phân tích sâu để trả lời các chi tiết.
Cuối cùng, cần có "chiến lược" làm bài hiệu quả, tránh mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, vì đề thi gồm 120 câu làm trong 150 phút".
Ngoài ra, theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, TS cũng cần lưu ý khi làm bài thi ở hình thức trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi sẽ có 1 trong 4 đáp án đúng, trường hợp không hoàn toàn chắc chắn về đáp án đúng, TS vẫn nên sử dụng thêm các biện pháp suy luận, loại trừ để không bỏ trống câu trả lời.
“Đề thi sẽ không xuất hiện những câu hỏi liên quan đến thời sự trong cuộc sống hiện tại, ví dụ tình hình dịch Covid-19 hiện nay", ông chia sẻ.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.