Trong học tập và công việc, thuyết trình là một hoạt động quan trọng, giúp người nghe hiểu được vấn đề đang nói đến. Tuy nhiên hiện nay không phải ai cũng nắm rõ được các kỹ năng để kiến bài thuyết trình trở nên thành công.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Một kỹ năng thuyết trình tốt phải đạt các yêu cầu cơ bản như sau:
Ngay từ những lời đầu tiên, bạn cần phải truyền tải được cho người nghe (có thể là giáo viên, bạn học, đồng nghiệp, sếp hay đối tác, khách hàng...) nắm được mục tiêu của bài thuyết trình này, chủ đề là gì, thông điệp mà bạn muốn truyền tải qua đây là gì. Tránh đi lan man đến cuối cùng vẫn không đúc rút ra được mục đích là gì, khiến người nghe càng thêm rối rắm và dễ mất điểm.
Mỗi bài thuyết trình đều cần hướng tới một đối tượng cụ thể. Bạn cần phải biết đối tượng muốn hướng đến là ai để từ đó lựa chọn được phong cách, lời nói cho phù hợp. Chẳng hạn như một bài thuyết trình trong hội nghị thì tất nhiên phong cách thuyết trình phải nghiêm túc, đĩnh đạc, sử dụng những từ ngữ phù hợp, khác hẳn với một bài thuyết trình mà đối tượng hướng tới là các bạn trẻ.
Khi mở đầu bài thuyết trình bạn cần thể hiện được chủ để của bài thuyết trình và triển khai các nội dung gắn liền với chủ đề ban đầu bạn chia sẻ, không thể phần sau "đá" phấn trước, nghịch lý với phần trước mà phần sau phải bổ sung, hỗ trợ để làm sáng tỏ phần trước. Muốn vậy, bạn cần phải chuẩn bị kĩ nội dung thuyết trình, triển khai mạch lạc, dễ hiểu.
Trước hết, để tạo được ấn tượng đầu tiên với đám đông, với người nghe thì bạn cần phải có phong thái tự tin, thoải mái. Giọng nói dễ nghe, rõ ràng, tốc độ vừa phải và sử dụng thêm cả ngôn ngữ hình thể. Đó là kỹ năng thuyết trình tốt.
Không phải ai sinh ra cũng có sẵn kỹ năng thuyết trình tốt. Nhưng có rất nhiều cách để rèn luyện nó. Nếu luyện tập nhiều và biết tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng thì bạn hoàn toàn có thể thuyết phục người nghe.
“Tự tin là một loại siêu năng lực. Một khi bạn tin vào chính bản thân mình, điều kỳ diệu sẽ xảy ra". Có thể nói trong bất kỳ một công việc nào, tự tin luôn là liều thuốc giúp bạn có thêm động lực khi làm việc và gây ấn tượng với người đối diện. Sự tự tin giúp đạt được những gì bạn mong muốn.
Không có ai phán xét bạn ngoài chính bản thân bạn. Vì vậy hãy tin rằng mình làm được và tự tin với những gì mình đã chuẩn bị. Ngay từ trong suy nghĩ, bạn cũng cần thay đổi. Đừng nghĩ rằng kỹ năng thuyết trình kém hay chưa có kinh nghiệm sẽ khiến bạn không thể làm nên một buổi thuyết trình hiệu quả. Hãy suy nghĩ theo một hướng khác, tích cực và tự tin hơn, từ đó kỹ năng thuyết trình tốt hơn.
Việc trình bày vấn đề một cách hoa mỹ có lẽ phù hợp hơn với những người đã có kinh nghiệm thuyết trình bởi họ biết cách dẫn dắt, móc nối câu chuyện. Với những người mới, nếu chúng ta trình bày vấn đề một cách phức tạp, có phần lan man, bạn có thể sẽ làm họ mất tập trung và cảm thấy chán nản khi nghe bài. Khi thuyết trình tránh dài dòng khó hiểu, loại bỏ những từ ngữ dư thừa, không cần thiết. Sắp xếp câu cẩn thận, tránh lộn xộn, rắc rối. Thuyết trình là để người nghe hiểu vấn đề chứ không phải khiến họ càng thêm rối rắm.
Nói đúng những gì cần nói cộng thêm với sự hài hước một cách thông minh sẽ là điểm cộng lớn cho bài thuyết trình của bạn đấy. Nếu bạn khơi dậy được sự tò mò của người nghe qua câu chuyện của mình, họ sẽ muốn lắng nghe bạn nói tiếp.
Để người nghe không quên đi chủ đề của bạn, tốt nhất hãy học cách nhấn mạnh, lặp lại chủ đề đó trong suốt bài thuyết trình. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh cần đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp để bài thuyết trình được liền mạch, tự nhiên hơn. Đây cũng là một kỹ năng thuyết trình tốt cho bạn.
Thông thường chúng ta hay soạn sẵn nội dung của bài thuyết trình và học thuộc nó trong lúc luyện tập. Cách này tưởng chừng như hiệu quả nhưng lại rất dễ khiến ta rơi vào tình trạng học vẹt và thiếu đi sự tự nhiên, thậm chí là mất đi sự liên kết với người nghe. Soạn nội dung trước là cần thiết nhưng hãy ghi chú những ý chính ra một tờ giấy và tập nói theo những ý đó. Một khi đã thực sự hiểu vấn đề, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn là việc học thuộc từng câu từng chữ một cách máy móc.
Thay vì cầm cả một kịch bản hoàn chỉnh, hãy chỉ mang theo tấm giấy ghi chú. Việc nói chính xác từng từ một như trong kịch bản là không cần thiết, hãy nói như bạn đang chia sẻ một điều gì đó rất thú vị, người nghe từ đó cũng hứng thú hơn.
Đây là một cái nhiều người sẽ bỏ qua, hoặc vô thức thực hiện. Sức truyền tải của ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn rất nhiều so với ngôn ngữ nói, vì thế mà ta cần phải biết cách tận dụng nó thật hợp lí. Nó cũng là một yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của bài thuyết trình mọi người. Từng nét mặt, cử chỉ tay chân nên được áp dụng hợp lí, đa dạng.
Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng cử chỉ hay ngôn ngữ cơ thể vì nó có thể làm sao nhãng lời nói của bạn. Tệ hơn nữa là gây khó chịu cho người nghe.
Kỹ năng thuyết trình tốt là mở đầu, kết thúc thật hay. Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng quan trọng. Hãy lôi kéo sự chú ý của mọi người ngay từ những giây phút đầu tiên, tạo sự kích thích, tò mò cho người nghe. Một con số ngoạn mục hay một câu trích dẫn nổi tiếng liên quan tới chủ đề cũng là ý tưởng hay. Tương tự với lời mở đầu, hãy kết thúc bài thuyết trình một cách chuyên nghiệp và tạo dấu ấn. Tóm tắt và nhấn mạnh thông tin quan trọng giúp người nghe tổng hợp và nhớ lâu hơn.
Sau khi tìm hiểu về kỹ năng thuyết trình tốt trước đám đông, ta cần nắm được những điều cần tránh khi thuyết trình.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.