CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Cập nhật: 29/05/2019

Trong những năm gần đây, ngôn ngữ Pháp ngày càng phổ biến tại Việt Nam, vì vậy, việc thông thạo tiếng Pháp sẽ là một lợi thế phát triển nghề nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực. Do đó, ngành Sư phạm Tiếng Pháp là ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học này.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiếng Pháp

  • Ngành Sư phạm Tiếng Pháp (tiếng Anh là French Language Teacher Education) là ngành đào tạo Cử nhân Sư phạm tiếng Pháp có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết để đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy môn học tiếng Pháp tại các trường thuộc các cấp học phổ thông (là chủ yếu), các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
  • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
    • Các kiến thức chung về giáo dục đại cương, các kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ Pháp, văn hóa Pháp và văn hóa của Cộng đồng Pháp ngữ;
    • Giao tiếp tốt bằng tiếng Pháp: có khả năng sử dụng các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) tương đương với trình độ C1 của Khung tham chiếu chuẩn trình độ ngoại ngữ của châu Âu;
    • Áp dụng các kiến thức về lý luận và phương pháp, kỹ thuật dạy học tiên tiến vào giảng dạy tiếng Pháp ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam;
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu; làm việc trong các ngành nghề sử dụng tiếng Pháp như biên - phiên dịch, du lịch, nhà hàng, khách sạn, ngoại giao, truyền thông...

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Sư phạm Tiếng Pháp trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức chung

1 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

13

Âm nhạc
2 Giáo dục quốc phòng

14

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
3 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1

15

Kỹ năng giao tiếp
4 Tiếng Anh 1

16

Tư tưởng Hồ Chí Minh
5 Tiếng Nga 1

17

Tiếng Anh 3
6 Giáo dục thể chất 1

18

Tiếng Nga 3
7 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2

19

Giáo dục học
8 Tiếng Anh 2

20

Giáo dục thể chất 3
9 Tiếng Nga 2

21

Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
10 Tin học đại cương

22

Giáo dục thể chất 4
11 Tâm lý học

23

Thực tập sư phạm 1
12 Giáo dục thể chất 2

24

Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

Khối kiến thức chuyên ngành

1 Cơ sở văn hóa Việt Nam

24

Phạm trù ngữ pháp và cách sử dụng động từ tiếng Pháp
2 Dẫn luận ngôn ngữ học

25

Phân tích văn bản văn học
3 Nghe-Nói 1

26

Giao thoa văn hóa
4 Đọc-Viết 1

27

Nghe-Nói 6
5 Nghe-Nói 2

28

Đọc-Viết 6
6 Đọc-Viết 2

29

Lý luận dạy học tiếng Pháp ngoại ngữ
7 Tiếng Việt

30

Thực tập sư phạm 1
8 Nghe-Nói 3

31

Dẫn luận ngữ nghĩa học tiếng Pháp
9 Đọc-Viết 3

32

Dẫn luận phân tích diễn ngôn
10 Kiến tập sư phạm

33

Dẫn luận ngữ dụng học tiếng Pháp
11 Phương pháp nghiên cứu khoa học

34

Dịch thực hành
12 Logic học

35

Tiếng Pháp Du lịch - Khách sạn
13 Lịch sử quan hệ quốc tế

36

Tiếng Pháp Kinh tế - Thương mại
14 Xác suất thống kê

37

Tiếng Pháp Tài chính - Ngân hàng
15 Nghe-Nói 4

38

Tiếng Pháp Luật - Hành chính
16 Đọc-Viết 4

39

Tiếng Pháp Thư ký - Văn phòng
17 Hình thái và cú pháp tiếng Pháp

40

Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp
18 Từ vựng học tiếng Pháp

41

Kiểm tra đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ
19 Ngữ âm và âm vị học tiếng Pháp

42

Công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ
20 Văn hóa và văn minh Pháp

43

Kỹ thuật giảng dạy ngoại ngữ
21 Lịch sử văn học Pháp

44

Lịch sử giảng dạy ngoại ngữ
22 Nghe-Nói 5

45

Thực tập sư phạm 2
23 Đọc-Viết 5

46

Khoá luận tốt nghiệp

Theo Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Pháp

- Mã ngành: 7140233

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Tiếng Pháp:

  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D42: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
  • D44: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Sư phạm tiếng Pháp

4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 29 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Pháp:

6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Pháp có nhiều lựa chọn việc làm, cụ thể:

  • Giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ.
  • Chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học, có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn theo chuyên ngành đào tạo của mình.
  • Phiên dịch viên, biên tập viên: có khả năng biên dịch các văn bản viết hoặc phiên dịch các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương; biên tập các xuất bản phẩm tiếng Pháp.
  • Thư ký văn phòng, trợ lý đối ngoại: có khả năng phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch.
  • Hướng dẫn viên du lịch, quản lý du lịch... tại các công ty du lịch có đông đảo lượng du khách Pháp.
Sư phạm tiếng Pháp ra trường lương bao nhiêu?

7. Mức lương ngành Sư phạm Tiếng Pháp

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.

Ngoài công việc giảng dạy tiếng Pháp, các bạn còn có thể làm những công việc khác liên quan đến tiếng Pháp như phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch... Tùy theo năng lực, kinh nghiệm và vị trí công việc sẽ có các mức lương khác nhau.

8. Ngành Sư phạm Tiếng Pháp cần có tố chất gì?

Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Tiếng Pháp, bạn cần phải có các tố chất sau:

  • Có khả năng học tốt ngoại ngữ, giao tiếp tốt;
  • Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được phần nào về ngành Sư phạm Tiếng Pháp. Và nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một ngành học vừa năng động vừa không lo thất nghiệp thì hãy thử sức mình với ngành Sư phạm Tiếng Pháp nhé! 

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật