CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Cập nhật: 07/02/2020

Trong khối ngành Kinh doanh, quản lý, bên cạnh các ngành nghề nổi bật như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing… thì vẫn còn một ngành nghề giữ vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế hội nhập, đó là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn ngành học mới mẻ này.

1. Tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management)ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Logistics là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung/ cầu. Logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
  • Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.
  • Ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
  • Các ngành nghề của Logistics có thể chia làm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:
    • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container…
    • Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container…
    • Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
    • Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container.
    Các ngành nghề của Logistics có thể chia làm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển

  2. Chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong bảng dưới đây.

 

Khối kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Pháp luật ại cương

6

Giáo dục hể chất 1 *

7

Giáo dục hể chất 2 *

8

Giáo dục Quốc phòng - An ninh I

9

Giáo dục Quốc phòng - An ninh II

10

Giáo dục Quốc phòng - An ninh III

11

Tin học đại cương

12

Tiếng Anh 1

13

Tiếng Anh 2

14

Tiếng Anh 3

15

Kỹ năng mềm

16

Kỹ năng giải quyết vấn đề

17

Phương pháp học đại học và tư duy sáng tạo

18

Toán cao cấp a1

 

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

19

Kinh tế vĩ mô

20

Kinh tế vi mô

21

Quản trị học

22

Nguyen lý thống kê – Kinh tế

23

Marketing Căn bản

24

Luật vận tải

25

Quản trị hàng hóa trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

26

Kiến thức chung của ngành

27

Quản trị dự án đầu tư

28

Vận tải đa phương thức

29

Quản trị logistics

30

Phương tiện xếp dỡ và vận chuyển tại cảng

31

Khởi nghiệp rong lĩnh vực ogistics

32

Kỹ năng àm việc rong ngành ogistics và chuỗi cung ứng

33

Quản trị chuỗi cung ứng

34

Chứng từ trong vận tải đa phương thức

35

Bảo hiểm

36

Nghiệp vụ soạn thảo và phát hành vận đơn vận tải

37

Nghiệp vụ ngoại thương

38

Quản trị chất lượng logistics và chuỗi cung ứng

39

Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng

 

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc

40

Mô hình quản lý và vận hành cảng

41

Quản trị hiệu quả kho hàng trong chuỗi cung ứng

42

Nghiệp vụ Hải Quan

43

Thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics

44

Quản trị chi phí trong logistics và chuỗi cung ứng

45

Nghiệp vụ giao nhận hàng nguyên container (FCL)/ hàng lẻ (LCL)

46

Đại lý tàu biển

 

Kiến thức chuyên ngành tự chọn (chọn 5 trong 10 môn)

47

Kinh tế quốc tế

48

Tổ chức xếp dỡ

49

Luật kinh tế

50

Quản trị Chiến lược Logistics

51

Thanh toán quốc tế

52

Quản lý tinh gọn trong chuỗi cung ứng

53

Tiếp thị trong công ty Logistics

54

Lập kế hoạch và điều độ trong chuỗi cung ứng

55

Hỗ trợ ra quyết định Logistics

56

Luật Quản lý Logistics

 

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp

57

Thực tập cơ sở

58

Thực tập chuyên ngành

59

Thực tập tốt nghiệp

60

Khóa luận tốt nghiệp

61

Quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng

62

Quản trị phân phối trong chuỗi cung ứng

63

Đại lý giao nhận

Theo Đại học Quốc tế Hồng Bàng

3. Các khối thi vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

- Mã ngành: 7510605

- Ngành Logistics và Quản lsy chuỗi cung ứng xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • A16 (Toán, Văn, KHTN)
  • C15 (Toán, Văn, KHXH)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

 4. Điểm chuẩn của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 

Năm 2018, điểm chuẩn của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của các trường dao động từ 18 - 25 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Để theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

Tìm hiểu về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

6. Cơ hội việc làm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 

Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa. Logistics là ngành có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam nên nhu cầu về nhân lực ngành này, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Sự phát triển nóng của dịch vụ Logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí:

  • Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
  • Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải… tại các doanh nghiệp.
  • Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…
  • Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…

Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Quá trình này bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Cụ thể, những công việc của nghề Logistics gồm có:

  • Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
  • Thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ  mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
  • Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và  chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
  • Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
  • Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
  • Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên: phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.

 7. Mức lương ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

  • Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 - 9 triệu/tháng.
  • Mức lương tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều, dao động từ 9 đến 13 triệu/ tháng.
  • Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 15 - 23 triệu, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới 80 - 100 triệu/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

  • Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt;
  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc;
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học;
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm;
  • Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp;
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.

Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật