CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kỹ thuật xây dựng

Cập nhật: 31/07/2019

Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực có liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường sắt, tòa nhà hay cao ốc... Ngành Kỹ thuật xây dựng đang thu hút sự quan của nhiều bạn trẻ trong thời gian gần đây. Bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành học thú vị này.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật xây dựng 

  • Ngành Kỹ thuật xây dựng (một số trường đại học là ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng) là chuyên đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình, có kiến thức tổng hợp để đảm nhận công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: Trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng và các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công công trình xây dựng.
  • Theo học ngành này, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng về phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học nâng cao về sử dụng phần mềm ứng dụng lĩnh vực xây dựng...
  • Ngoài ra, ngành Kỹ thuật xây dựng đào tạo sinh viên khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, vấn đề an toàn lao động và giúp nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường cũng như quy định pháp luật trong xây dựng, giúp sinh viên có thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường công việc. Bộ môn ngành Kỹ thuật xây dựng gồm có:  Sức bền vật liệu, vật liệu xây dựng, kiến trúc công nghiệp, nền và móng, kết cấu bê tông, cấp thoát nước, tổ chức thi công, an toàn lao động…
Ngành Kỹ thuật xây dựng

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng trong bảng dưới đây.

I

GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I.1

Lý luận chính trị

1

Pháp luật đại cương

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

3

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

I.2

Khoa học tự nhiên và tin học

6

Vật lý đại cương I

7

Toán I

8

Hoá học đại cương I

9

Thí nghiệm hoá học đại cương

10

Hoá học đại cương II

11

Toán II

12

Vật lý đại cương II

13

Toán III

14

Xác suất thống kê

15

Phương trình vi phân thường

I.3

Tiếng Anh

16

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Nghe 1

17

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Nói 1

18

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Đọc 1

19

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Viết 1

20

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Nghe 2

21

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Nói 2

22

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Đọc 2

23

Tiếng Anh nâng cao - Kỹ năng Viết 2

24

Tiếng Anh chuyên ngành

25

Viết luận 1

I.4

Giáo dục quốc phòng

I.5

Giáo dục thể chất

II

GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

II.1

Kiến thức bắt buộc

26

Giới thiệu về khoa học kỹ thuật 1

27

Giới thiệu về khoa học kỹ thuật 2

28

Vẽ kỹ thuật xây dựng

29

Tĩnh học

30

Nhập môn CAD

31

Trắc địa

32

Thực tập trắc địa

33

Sức bền vật liệu

34

Địa chất công trình

35

Thực tập địa chất công trình

36

Động lực học

37

Cơ học kết cấu

38

Vật liệu xây dựng

39

Cơ học chất lỏng

40

Thí nghiệm Cơ học chất lỏng

41

Viết luận chuyên ngành 2

42

Kỹ thuật giao thông

43

Thuỷ văn cơ sở

44

Cơ học đất

45

Thí nghiệm cơ học đất

46

Thủy lực công trình

47

Thiết kế bê tông cốt thép 1

48

Kinh tế học các công trình công cộng

49

Kỹ thuật môi trường

50

Thiết kế kết cấu thép 1

51

Thiết kế hình học đường ô tô

52

Thủy công

53

Kỹ thuật nền móng

54

Các vấn đề thực tiễn chuyên ngành

55

Thực tập tốt nghiệp

56

Thiết kế các công trình bảo vệ môi trường

57

Tổ chức và quản lý xây dựng

II.2

Kiến thức tự chọn

1

Quá trình hóa sinh trong kỹ thuật môi trường

2

Đồ án thiết kế môi trường

3

Đồ án thiết kế địa kỹ thuật

4

Tin học ứng dụng trong địa kỹ thuật

5

Đồ án thiết kế kết cấu

6

Thiết kế hệ thống kết cấu

7

Đồ án thiết kế giao thông

8

Kết cấu mặt đường và vật liệu

9

Đồ án thiết kế thủy công

10

Công trình trên hệ thống thủy lợi

11

Đồ án công nghệ và quản lý xây dựng

12

Kỹ thuật thi công

13

Nhiệt động học

Theo Đại học Thủy lợi

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật xây dựng

Ngành Kỹ thuật xây dựng có mã ngành là 7580201 và Công nghệ kỹ thuật xây dựng có mã ngành là 7510103, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
  • A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • C14 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 - 19 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật xây dựng lấy bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng

Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng hay Công nghệ kỹ thuật xây dựng, đó là:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm việc tại các công ty tư vấn về xây dựng, thi công xây dựng dự án hoặc tự lập các công ty riêng về thiết kế, giám sát, lập dự án hoặc làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng. Cụ thể:

  • Kỹ sư thiết kế, thi công: tiến hành triển khai, thi công sản phẩm xây dựng, công trình, dự án các công ty, doanh nghiệp.
  • Kỹ sư giám sát chuyên thẩm định, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như.
  • Kỹ sư quản lý chất lượng trong các công trình xây dựng, thi công dự án tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước.
  • Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
Cơ hội nghề nghiệp khi ra trường học ngành kỹ thuật xây dựng như thé nào?

7. Mức lương ngành Kỹ thuật xây dựng

  • Đối với sinh viên mới ra trường làm việc trong các công trình với những nhiệm vụ chưa phải chịu nhiều áp lực như bóc khối lượng, đo đạc, nghiệm thu thì mức lương sẽ dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những người làm việc tại các công trình nhà xưởng với tính chất công việc áp lực hơn, phải làm việc ngoài nắng nhiều, mức lương sẽ tầm 6 - 8 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm, khi làm việc ở vị trí giám sát công trình thì mức lương sẽ dao động từ 8 - 12 triệu đồng/tháng.
  • Đối với cấp quản lý với công việc thiết kế, lên kế hoạch thi công, quản lý nhà thầu phụ mức lương sẽ trên 13 triệu đồng/tháng.
  • Tại các công ty lớn với công việc thiết kế kết cấu thì mức lương sẽ cao hơn và dao động tùy theo trình độ năng lực, nếu bạn có ngoại ngữ tốt, làm việc trong công ty, doanh nghiệp nước ngoài thì có thể nhận được mức lương từ 700 - 800 USD/ tháng (Tương đương 15 - 18 triệuVNĐ/tháng)

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật xây dựng  

Để học tập và làm việc trong ngành Kỹ thuật xây dựng, bạn cần hội tụ những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê với ngành xây dựng;
  • Có tư duy sáng tạo, luôn có những ý tưởng mới;
  • Có khả năng tính toán, phân tích tốt;
  • Có kỹ năng về khai thác, tổng hợp thông tin;
  • Có kỹ năng quản lý, đánh giá;
  • Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình;
  • Chăm chỉ, cần cù và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật xây dựng và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật