CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Điêu khắc

Cập nhật: 30/05/2019

Từ thế kỷ XVI – XVIII nghệ thuật tạo hình của nền mỹ thuật Việt Nam đã phát triển đặc biệt các loại hình điêu khắc như điêu khắc đá, gỗ. Vậy ngành Điêu khắc là gì và sự phát triển trong đời sống hiện đại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về ngành Điêu khắc trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ngành Điêu khắc là gì?

  • Điêu khắc (tiếng Anh là Sculpture) là ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, sản phẩm được tạo nên bằng cá chất liệu như gỗ, thủy tinh, gỗ, kim loại… Các vật liệu khác cũng có thể sử dụng như đất sét, nhựa, than đá. Ngày nay, lĩnh vực điêu khắc còn được mở rộng ra nhiều loại hình khác nhau như điêu khắc âm thanh, điêu khắc ánh sáng… Nó là một loại hình nghệ thuật tạo hình, sản phẩm thu được là những sản phẩm điêu khắc.
  • Chương trình đào tạo ngành Điêu khắc trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Điêu khắc có khả năng sáng tạo các tác phẩm với nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật và có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về mỹ thuật.
  • Theo học ngành này, sinh viên sẽ nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức về ngành Điêu khắc nói riêng và Mỹ thuật tạo hình nói chung, có khả năng tự học và nghiên cứu; nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật về sáng tác các tác phẩm Điêu khắc; có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả cao hoạt động trong lĩnh vực Mỹ thuật.
Ngành Điêu khắc

2. Chương trình đào tạo ngành Điêu khắc

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Điêu khắc trong bảng dưới đây.

A

KIẾN THỨC GD ĐẠI CƯƠNG

I

Khoa học Mác-Lênin

1

Những NLCB của CN Mác Lênin P1

2

Những NLCB của CN Mác Lênin P2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối CM của Đảng CSVN

II

Khoa học xã hội

5

Lịch sử triết học phương Đông

6

Lịch sử triết học phương Tây

III

Khoa học tự nhiên

7

Tin học đại cương

IV

Ngoại ngữ

8

Anh văn 1

9

Anh văn 2

10

Anh văn 3

11

Anh văn 4

V

Khoa học nhân văn-Nghệ thuật

12

Cơ sở văn hóa VN

13

Mỹ học đại cương

14

Nghệ thuật học đại cương

15

Mỹ thuật học

16

Ph.pháp Nghiên cứu khoa học

17

Đường lối VH-VN của Đảng

18

Mỹ học chuyên ngành

19

Tin học chuyên ngành

20

Anh văn chuyên ngành

21

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 1

22

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 2

23

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 1

24

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 2

VI

Giáo dục thể chất (5 Đvht)

25

Giáo dục thể chất

26

Giáo dục thể chất

VII

Giáo dục quốc phòng (165 Tiết)

27

Giáo dục QP

B

KIẾN THỨC GD CH.NGHIỆP

I

Kiến thức cơ sở ngành

28

Giải phẫu tạo hình 1

29

Giải phẫu tạo hình 2

30

Giải phẫu tạo hình 3

31

Định luật xa gần 1

32

Định luật xa gần 2

33

Đạc họa

34

Nghiên cứu Mỹ thuật cổ

II

Kiến thức chung ngành

35

Hình họa 1

36

Hình họa 2

37

Tượng tròn 1

38

Tượng tròn 2

39

Tượng tròn 3

40

Tượng tròn 4

41

Tượng tròn 5

42

Tượng tròn 6

43

Phù điêu 1

44

Phù điêu 2

45

Phù điêu 3

46

Phù điêu 4

47

Phù điêu 5

48

Phù điêu 6

49

Thâm nhập thực tế 1

50

Thâm nhập thực tế 2

51

Thâm nhập thực tế 3

52

Thâm nhập thực tế 4

III

Kiến thức chuyên ngành

53

Sáng tác Tượng tròn 1

54

Sáng tác Tượng tròn 2

55

Sáng tác Tượng tròn 3

56

Sáng tác Tượng tròn 4

57

Sáng tác Phù điêu 1

58

Sáng tác Phù điêu 2

59

Sáng tác Phù điêu 3

60

Sáng tác Phù điêu 4

61

Bố cục tạo hình 1

62

Bố cục tạo hình 2

63

Bố cục chất liệu 1

64

Bố cục chất liệu 2

65

Bố cục chất liệu 3

66

Bố cục chất liệu 4

67

Phác thảo tượng đài 1

68

Phác thảo tượng đài 2

69

Mô hình cho tượng đài 1

70

Mô hình cho tượng đài 2

C

THI TỐT NGHIỆP

71

Khóa luận

72

Tác phẩm

Theo Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế

3. Các khối thi vào ngành Điêu khắc

- Mã ngành: 7210105

- Ngành Điêu khắc xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
  • H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ
  • H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
  • H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
  • H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
  • H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
  • H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật
  • H07: Toán, Hình họa, Trang trí
  • H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Điêu khắc

Điểm chuẩn của ngành Điêu khắc năm 2018 dao động từ 15 đến 18 điểm, tùy thuộc vào điểm các môn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ và điểm thi môn năng khiếu.

5. Các trường đào tạo ngành Điêu khắc

Để theo học ngành Điêu khắc, các sĩ tử cần phải đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

Ngành Điêu khắc là ngành  thuộc lĩnh vực nghệ thuật

6. Cơ hội việc làm trong ngành Điêu khắc

Sinh viên theo học ngành Điêu khắc sẽ có đủ năng lực để làm việc tại các vị trí sau:

  • Làm việc đúng chuyên ngành tại các cơ quan Văn hóa cấp tỉnh, sở, phòng thuộc hệ thống quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch.
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Giảng dạy tại các đơn vị giáo dục như các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp với điều kiện cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
  • Làm việc tại các phòng triển lãm trong nước hoặc quốc tế.
  • Có khả năng mở xưởng chế tác điêu khắc.

7. Mức lương làm việc trong ngành Điêu khắc

Mức lương làm việc trong ngành Điêu khắc sẽ tùy thuộc vào tay nghề, đơn vị làm việc cũng như vị trí đảm nhiệm:

  • Những người mới học nghề, thường làm việc tại các cơ sở điêu khắc sẽ có thời gian thử việc khoảng từ 3 đến 6 tháng, mức lương khoảng 250.000 vnđ/ngày công.
  • Đối với những người thợ lâu năm trong nghề sẽ có mức lương từ 400 – 500 vnđ/ngày công. Đây là mức lương khá cao so với mặt bằng chung của những ngành nghề khác.
  • Mức thu nhập của những chủ cơ sở kinh doanh điêu khắc sẽ rơi vào khoảng từ 30 - 50tr vnđ/tháng sau khi đã trừ hết chi phí.

8. Những tố chất cần có khi theo ngành Điêu khắc

Để trở thành một nhà điêu khắc giỏi thì bạn cần phải có được những kỹ năng cũng như tố chất cần thiết:

  • Có kiến thức rộng về việc nhận biết những loại nguyên liệu được sử dụng trong lĩnh vực điêu khắc như các loại gỗ, các loại đá, kim loại… vật liệu nào phù hợp với từng yêu cầu.
  • Sử dụng thành thạo những loại dụng cụ và những thiết bị dùng trong việc phục vụ việc điêu khắc.
  • Có những kiến thức về lĩnh vực điêu khắc, lịch sử ngành điêu khắc, những loại sản phẩm như hoa văn, phù điêu, tủ bệ sập, tượng người…
  • Sử dụng thành thạo những máy móc hỗ trợ một số công đoạn trong điêu khắc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Có lập trường và tư tưởng vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
  • Nắm vững chủ chương cũng như chính sách của Đảng đặc biệt trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
  • Có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, tìm tòi và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động, ham học hỏi và sáng tạo.
  • Tâm huyết với công việc, tiếp thu tính chọn lọc những tinh hoa của nhân loại.
  • Có kỹ năng quản lý được tổ sản xuất và phân công công việc theo đội nhóm để hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Với những thông tin mà bài viết chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ngành học Điêu khắc, vậy nếu bạn có năng khiếu về lĩnh vực nghệ thuật này thì hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào các trường đại học phù hợp nhé.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật